Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Để có được lứa gà Đông Tảo khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn, hôm nay Đặt tiệc gà Đông Tảo tại nhà xin hướng dẫn các bạn một số mẹo chăn nuôi gà Đông Tảo thả tại vườn.
Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Chăn nuôi gà đông tảo an toàn nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.

Gà Đông Tảo đạt tiêu chuẩn
1. Môi trường nuôi Gà Đông Tảo
- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
- Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
- Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
a. Chuồng trại
- Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà đông tảo thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
- Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
b. Lồng úm gà con
- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
- Gà đông tảo rất thích tắm cát.
- Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Gà đông tảo có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
2. Thức ăn cho gà đông tảo
- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
- Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
a. Những nguyên nhân gây bệnh
- Môi trường sống:
+ Nước uống phải sạch.
b. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm
- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
+ Vệ sinh phòng bệnh
- Nước sạch.
- Chuồng nuôi sạch.
- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh
- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
Chúc các bạn có thể nuôi được đàn gà Đông Tảo khỏe mạnh và an toàn không bị bệnh.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét